“Việc kiểm soát khí thải ô tô được thực hiện theo Quyết định 16/2019 của Thủ tướng, có hiệu lực từ 15/5/2019. Theo đó, lộ trình các xe sản xuất trước năm 1999 tiếp tục thực hiện theo tiêu chuẩn hiện nay, còn xe sản xuất từ sau năm 2008 áp dụng theo mức trên. Từ năm 2021 áp dụng với xe sản xuất trong giai đoạn từ năm 1999 đến 2008”, ông Khanh cho biết.
Cụ thể, tới đây loại ô tô có tuổi đời từ sau năm 2008 chỉ được có tối đa 3,5% nồng độ CO (Cacbonmonoxit); còn xe dùng nhiên liệu diesel động cơ 4 kỳ có giới hạn tối đa chất HC (Hydrocacbon) là 800ppm thể tích và tỷ lệ khói HSU tối đa là 60%.
Hiện nay, theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, việc kiểm tra khí thải ô tô đang lưu hành được thực hiện theo chu kỳ đăng kiểm phương tiện và kiểm tra trong trạng thái xe chạy chế độ không tải. Tiêu chuẩn khí thải hiện hành thấp hơn gần 1/3 so với mức sắp áp dụng và đã áp dụng hơn 10 năm qua.
Thời điểm đó, số lượng ô tô trên toàn quốc chưa đến 947.000 chiếc, còn hiện nay tổng số đã tăng lên hơn 3,5 triệu, khiến tổng lượng phát thải chất độc hại (như NOx, C0) có trong khí thải ô tô tăng lên, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, đặt ra yêu cầu nâng tiêu chuẩn khí thải cao hơn để giảm ô nhiễm không khí từ khí thải ô tô. Theo lộ trình trên, trong năm 2020 có khoảng hơn 2,4 triệu ô tô được sản xuất từ sau năm 2008 phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mới.
Đề cập lý do xe sản xuất trước năm 1999 vẫn chỉ phải áp dụng tiêu chuẩn khí thải hiện nay, theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, nhóm xe trên được sản xuất theo công nghệ cũ nên khó đáp ứng được tiêu chuẩn cao hơn.
Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, từ tháng 10/2019 đến nay, cơ quan này phối hợp với Thanh tra Sở GTVT Hà Nội và TPHCM tổ chức kiểm tra ngẫu nhiên khí thải đối với gần 200 ô tô khách, xe tải. Qua đó, phát hiện và yêu cầu gần chục trường hợp xe tải sửa chữa, khắc phục vi phạm tiêu chuẩn khí thải vượt ngưỡng cho phép.
Chiếm giữ vị trí số1 trong danh sách Top 20 mẫu xe bền bỉ nhất nhất giới theo...[Chi tiết]