CÔNG TY CỔ PHẦN ĐĂNG KIỂM TÂY NINH
Hotline: (+84) 0889600900
82 Trần Phú, Ninh Trung, Ninh Sơn, Tây Ninh

Giám sát chặt chất lượng, tiến độ các dự án giao thông trọng điểm

Danh mục: Tin giao thông Ngày đăng: 09 tháng 6, 2021
Bộ GTVT khẳng định luôn kiểm soát chặt chẽ về chất lượng công trình, giá thành xây dựng, hiệu quả đầu tư dự án giao thông.
Tiết giảm được hơn 17.000 tỷ đồng

Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh vừa kiến nghị Bộ GTVT về giám sát chặt chẽ việc thực hiện các công trình giao thông trọng điểm quốc gia, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả, hạn chế tối đa tình trạng trễ tiến độ thi công và đội kinh phí; tăng cường quản lý theo dõi, giám sát chặt chẽ đối với dự án BOT giao thông, lựa chọn giải pháp quản lý nhà nước phù hợp cho từng trạm thu phí, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người dân, nhà nước, doanh nghiệp và hiệu quả dự án.

Khẳng định đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, Bộ GTVT nhấn mạnh: Luôn bám sát tình hình, quyết liệt chỉ đạo đến các chủ đầu tư và đơn vị liên quan để đẩy nhanh tiến độ thi công, kiểm soát chặt chẽ về chất lượng công trình, giá thành xây dựng, hiệu quả đầu tư.

Từ năm 2008 đến nay, Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm do Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu thường xuyên kiểm tra hiện trường, kiểm điểm tiến độ, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ. Ngoài ra, các công trình dự án trọng điểm ngành còn được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước kiểm tra công tác quản lý chất lượng, kịp thời chấn chỉnh về chất lượng công trình.

 
 

Do vậy, các công trình, dự án trọng điểm ngành GTVT được triển khai thực hiện trong thời gian qua cơ bản hoàn thành đáp ứng tiến độ, sớm đưa dự án vào khai thác, phát huy hiệu quả đầu tư như: Dự án cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương; cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây; các dự án mở rộng QL1 đoạn Thanh Hóa - Cần Thơ...

Nhiều công trình, dự án trọng điểm sau khi hoàn thành giảm tổng mức đầu tư hoặc không tăng tổng mức đầu tư, điển hình là đối với 38 dự án mở rộng QL1 đoạn Thanh Hóa - Cần Thơ và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên đã tiết giảm được hơn 17.000 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư ban đầu.

Thời gian gần đây, Bộ GTVT đã quyết liệt chỉ đạo, hoàn thành đáp ứng tiến độ các dự án thành phần sử dụng nguồn vốn dư của dự án mở rộng QL1, đường Hồ Chí Minh, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ giai đoạn 2, thông xe hầm Cù Mông, cầu Vàm Cống, hoàn thành dự án cảng Lạch Huyện... Khởi công 2 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cao Bồ - Mai Sơn và Cam Lộ - La Sơn; hoàn thiện các thủ tục để tiến tới khởi công toàn bộ các dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông còn lại trong năm 2020.

Đối với kiến nghị đảm bảo tính khả thi và hiệu quả đầu tư, Bộ GTVT cho biết, quá trình lập chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo khả thi, Bộ GTVT đã đánh giá chi tiết về tính khả thi, hiệu quả đầu tư của dự án đảm bảo phù hợp quy hoạch được duyệt; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Khi lập chủ trương đầu tư, phải đánh giá về tính khả thi của dự án theo quy định tại Điều 53, Luật Xây dựng, Nghị định 59/2015 (đối với các dự án đầu tư công), Nghị định số 63/2018 (đối với các dự án PPP) thông qua việc phân tích, so sánh các giải pháp kinh tế - kỹ thuật để lựa chọn phương án tối ưu, đảm bảo về phương án tài chính, khả năng huy động nguồn vốn, nhu cầu sử dụng đất, GPMB, sử dụng tài nguyên, khả năng thu hồi vốn, đáp ứng nhu cầu, khả năng thanh toán của người sử dụng dịch vụ.

"Bộ GTVT đã thực hiện nghiêm túc việc đánh giá về hiệu quả đầu tư công. Đặc biệt, đối với các dự án ODA, quá trình lập dự án đầu tư. Nhà tài trợ yêu cầu đánh giá hiệu quả đầu tư trong các điều khoản của Hiệp định vay vốn nên công tác đánh giá hiệu quả đầu tư được thực hiện có chất lượng, đảm bảo hiệu quả đầu tư dự án", Bộ GTVT khẳng định.

Giám sát chặt dự án BOT

Đối với kiến nghị tăng cường công tác quản lý, theo dõi, giám sát chặt chẽ đối với dự án giao thông BOT, Bộ GTVT cho biết, thời gian qua, thực hiện Nghị quyết số 13/2012 của BCH Trung ương Đảng, Bộ GTVT đã triển khai nhiều dự án BOT xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông với mục tiêu thu hút các nguồn lực đầu tư trong điều kiện khó khăn về vốn ngân sách nhà nước.

Hầu hết các dự án đã đưa vào khai thác, đáp ứng được mục tiêu và hiệu quả đầu tư. Các dự án này triển khai trong điều kiện các quy định về đầu tư theo hình thức đối tác công ty chưa đầy đủ, kinh nghiệm quản lý hình thức đầu tư xã hội hóa chưa nhiều, dẫn đến một số dự án còn có những vấn đề tồn tại.

Để giải quyết những vấn đề thực tiễn nảy sinh, Bộ GTVT đã kịp thời đề ra nhiều giải pháp điều chỉnh nhằm tăng cường công tác quản lý, theo dõi, giám sát chặt chẽ đối với dự án giao thông BOT, lựa chọn giải pháp quản lý nhà nước phù hợp cho từng trạm thu phí, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng dịch vụ, đảm bảo hiệu quả đầu tư dự án.

Bộ GTVT đã chỉ đạo rà soát, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng theo hình thức hợp tác công tư (PPP). Các dự án BOT hiện nay đã được quản lý chặt chẽ theo quy định tại Nghị định số 63/2018 từ khâu thẩm định phê duyệt dự án đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư, kiểm soát chất lượng, nghiệm thu đưa vào sử dụng, quá trình quản lý vận hành và thu phí hoàn vốn cho dự án.

Công tác lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán đều được các cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện công tác kiểm tra, rà soát đảm bảo quy định; việc lựa chọn nhà đầu tư thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi đảm bảo công khai, minh bạch.

Bộ GTVT cũng giao nhiệm vụ cho Ban QLDA chuyên ngành làm đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp, thay mặt Bộ GTVT tại hiện trường để kiểm tra, giám sát quản lý tất cả các hoạt động về chất lượng, tiến độ, giá thành công trình trong quá trình thực hiện dự án.

"Bộ GTVT giao cho Tổng cục Đường bộ VN kiểm tra, giám sát việc tổ chức thu phí và doanh thu thu phí như theo dõi, kiểm tra doanh thu hoàn vốn dự án; Thực hiện các biện pháp chống thất thoát doanh thu, xây dựng hệ thống quản lý, giám sát, khai thác dữ liệu thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ; áp dụng thu phí tự động không dừng; Kiểm soát các thông số khác liên quan đến phương án tài chính của dự án; Kiểm soát công tác duy tu, bảo trì, bảo dưỡng công trình trong quá trình khai thác đảm bảo ATGT, quản lý chặt chẽ doanh thu tại từng trạm thu phí, đảm bảo minh bạch, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng dịch vụ", Bộ GTVT cho biết thêm.

 
Tin liên quan